Tiểu không kiểm soát, còn gọi là tiểu không tự chủ, là tình trạng nước tiểu rò rỉ do suy yếu hoặc không kiểm soát được cơ vòng tiết niệu. Theo Hiệp hội Tiết niệu Mỹ, 1/3-1/4 nam giới và nữ giới mắc chứng này, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Ước tính 30% phụ nữ 30-60 tuổi mắc phải tiểu không tự chủ, so với tỷ lệ 1,5-5% nam giới.

Tuy nhiên, 6 cách ăn uống dưới đây có thể hạn chế chứng tiểu không tự chủ, tiết kiệm thời gian đi vệ sinh.

Theo dõi lượng nước uống: Bác sĩ Jennifer Anger, trợ lý giáo sư tiết niệu tại Trường Y khoa David Geffen, Mỹ, cho biết khuyến nghị uống 6-8 ly nước mỗi ngày có thể gây rắc rối. Mặt khác, nếu uống quá ít nước, nước tiểu bị cô đặc và kích thích bàng quang, gây cảm giác phải đi tiểu. Vì vậy, Anger khuyên mọi người hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước uống phù hợp.

Tiểu không kiểm soát, còn gọi là tiểu không tự chủ, là tình trạng nước tiểu rò rỉ do suy yếu hoặc không kiểm soát được cơ vòng tiết niệu. Theo Hiệp hội Tiết niệu Mỹ, 1/3-1/4 nam giới và nữ giới mắc chứng này, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Ước tính 30% phụ nữ 30-60 tuổi mắc phải tiểu không tự chủ, so với tỷ lệ 1,5-5% nam giới.

Tuy nhiên, 6 cách ăn uống dưới đây có thể hạn chế chứng tiểu không tự chủ, tiết kiệm thời gian đi vệ sinh.

Theo dõi lượng nước uống: Bác sĩ Jennifer Anger, trợ lý giáo sư tiết niệu tại Trường Y khoa David Geffen, Mỹ, cho biết khuyến nghị uống 6-8 ly nước mỗi ngày có thể gây rắc rối. Mặt khác, nếu uống quá ít nước, nước tiểu bị cô đặc và kích thích bàng quang, gây cảm giác phải đi tiểu. Vì vậy, Anger khuyên mọi người hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước uống phù hợp.

Hạn chế rượu: Rượu ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang, khiến bạn tiểu thường xuyên hơn.

Rượu cũng ảnh hưởng tín hiệu từ não đến bàng quang về vấn đề khi nào nên nhịn tiểu và khi nào nên đi tiểu. Ví dụ nếu uống rượu trên máy bay, tín hiệu này có thể khó kiểm soát hơn và có khả năng gây tai nạn.

Theo Roseman, mọi người nên dừng uống hoàn toàn, sau đó tập uống lại từng chút một để biết mức uống nào là quá nhiều.

Hạn chế rượu: Rượu ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang, khiến bạn tiểu thường xuyên hơn.

Rượu cũng ảnh hưởng tín hiệu từ não đến bàng quang về vấn đề khi nào nên nhịn tiểu và khi nào nên đi tiểu. Ví dụ nếu uống rượu trên máy bay, tín hiệu này có thể khó kiểm soát hơn và có khả năng gây tai nạn.

Theo Roseman, mọi người nên dừng uống hoàn toàn, sau đó tập uống lại từng chút một để biết mức uống nào là quá nhiều.

Giảm caffein: Nước ngọt, trà, chocolate và cafe đều chứa caffein. Chúng khiến bạn cảm thấy buồn tiểu và thúc đẩy cơ thể thải ra chất lỏng. Do đó, cách tốt nhất là loại bỏ caffein khỏi chế độ ăn uống hoặc hạn chế nếu bạn không thể kiêng ngay lập tức. Nếu vẫn thèm uống cafe, bạn hãy uống vào buổi sáng thay vì buổi tối, không uống sau 7 giờ tối.

Giảm caffein: Nước ngọt, trà, chocolate và cafe đều chứa caffein. Chúng khiến bạn cảm thấy buồn tiểu và thúc đẩy cơ thể thải ra chất lỏng. Do đó, cách tốt nhất là loại bỏ caffein khỏi chế độ ăn uống hoặc hạn chế nếu bạn không thể kiêng ngay lập tức. Nếu vẫn thèm uống cafe, bạn hãy uống vào buổi sáng thay vì buổi tối, không uống sau 7 giờ tối.

Bớt đồ ăn cay: Nếu bàng quang hoạt động quá mức, hãy tránh đồ ăn cay, các loại ớt, cây cải ngựa. Lý do là thực phẩm cay kích thích niêm mạc bàng quang tương tự caffein.

Bớt đồ ăn cay: Nếu bàng quang hoạt động quá mức, hãy tránh đồ ăn cay, các loại ớt, cây cải ngựa. Lý do là thực phẩm cay kích thích niêm mạc bàng quang tương tự caffein.

Hạn chế hoa quả có acid: Các loại quả có múi và nước ép trái cây nhiệt đới chứa acid ví dụ cam, dứa, tác động tới bàng quang khiến bạn muốn đi ngoài. Cà chua cũng có tính acid. Rosenman cho biết nước ép nam việt quất cũng không tốt với bàng quang tăng hoạt do quả này cũng có tính acid.

Hạn chế hoa quả có acid: Các loại quả có múi và nước ép trái cây nhiệt đới chứa acid ví dụ cam, dứa, tác động tới bàng quang khiến bạn muốn đi ngoài. Cà chua cũng có tính acid. Rosenman cho biết nước ép nam việt quất cũng không tốt với bàng quang tăng hoạt do quả này cũng có tính acid.

Không dùng đồ uống có ga: Đồ uống có ga không chứa caffein nhưng cũng không phải lựa chọn tốt. Khí carbon dioxide (CO2) trong đồ uống có thể kích thích bàng quang nhạy cảm, khiến bạn muốn đi ngoài.

Không dùng đồ uống có ga: Đồ uống có ga không chứa caffein nhưng cũng không phải lựa chọn tốt. Khí carbon dioxide (CO2) trong đồ uống có thể kích thích bàng quang nhạy cảm, khiến bạn muốn đi ngoài.

Chi Lê (Theo Webmd, Medical News Today)

Ảnh: Freepik